Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Mức tiêu thụ cá đáy và cá thịt trắng toàn cầu trong năm 2016

Trước đây, thuoc thuy san các loài cá đáy chiếm lĩnh thị trường cá thịt trắng thế giới nhưng hiện tại tiêu thụ các loài này phải cạnh tranh mạnh mẽ với một số loài thủy sản nuôi. Đặc biệt là các loài cá thịt trắng nuôi, lựa chọn thay thế có giá thấp hơn như cá rô phi và cá tra, đã bước vào thị trường cá thịt trắng truyền thống và đang dần tạo được vị trí đối với người tiêu dùng. Trong đó, thị trường NK cá tra, chủ yếu là từ Việt Nam, đang ngày càng tăng. Nhu cầu ổn định từ các thị trường trên thế giới đối với loài có giá tương đối thấp như cá tra sẽ thúc đẩy sản lượng ở các nước sản xuất XK tăng, đặc biệt là châu Á. Trong 2 năm qua, nhu cầu mặt hàng này vẫn khá mạnh tại Mỹ, thị trường NK lớn nhất, cũng như ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Ngược lại, NK vào các thị trường lớn khác như EU, có xu hướng giảm.
Cá rô phi đã trở thành loài cá nuôi lớn thứ hai trên thế giới sau cá chép. Cá rô phi được sản xuất tại hơn 140 quốc gia với sự phổ biến rộng rãi so với các loài nuôi khác.
Các nước sản xuất cá rô phi lớn nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Ai Cập, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Mỹ Latinh, Ghana. Trong đó, Indonesia có mức tăng trưởng lớn trong sản xuất trong những năm gần đây. Trung Quốc duy trì là nước sản xuất lớn nhất về mặt hàng này. Ngoài ra, những nước khác cũng cho thấy mức tăng trưởng nhanh trong sản xuất như Haiti, Myanmar (Miến Điện) và Pakistan.
Trong năm 2014 và năm 2015, một số quốc gia như Bangladesh, Mexico, Ai Cập, và Brazil mở rộng sản xuất bằng việc xây dựng thêm nhiều trang trại và tăng năng suất cao hơn.
Sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2015 ước tính đạt 5.576.800 tấn. Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí là nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu với sản lượng 1.800.000 tấn năm 2015. XK cá rô phi của Trung Quốc sang Mỹ năm 2015 có xu hướng giảm, nhưng XK sang tiểu vùng Sahara châu Phi và Trung Đông lại tăng đáng kể.
Trong năm 2015, Indonesia vươn lên vị trí là nhà sản xuất lớn thứ hai với sản lượng hơn 1.100.000 tấn. Ai Cập giảm xuống vị trí thứ ba dù sản lượng cá rô phi tăng lên 800.000 tấn trong năm 2015. XK của Indonesia tăng không nhiều nhưng nhu cầu trong nước tăng trưởng đáng kể.
Việt Nam cũng tăng sản lượng đáng kể (150.000 tấn), phần lớn sự tăng trưởng dựa trên sự kết hợp nuôi lồng và hệ thống ao nuôi ghép với tôm biển để giảm tính độc của hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS,thuốc thuỷ sản thú y bệnh đốm trắng và các ký sinh trùng khác. Lệnh cấm NK thủy sản của Nga áp đặt cho Mỹ và châu Âu dẫn đến XK cá rô phi và cá tra từ Việt Nam sang Nga tăng đáng kể. Các nước như Thái Lan, Myanmar và Philippines chủ yếu tiêu thụ cá rô phi từ nguồn nuôi trong nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét