Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Tổng hợp thị trường thủy sản Ukraine

Ukraine đang được coi là thị trường mới nổi nhờ mức tăng trưởng kinh tế cao. Với thế mạnh về công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng. Ukraine có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng hóa tiêu dùng, thuoc thuy san nhất là nông thủy sản. Đây sẽ là một trong những thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết cách tiếp cận thị trường.
Đến nay, Việt Nam và Ukraine đã ký hơn 20 hiệp định hợp tác kinh tế-thương mại trên nhiều lĩnh vực quan trọng như vận tải biển, vận chuyển hàng không... Nhờ đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ukraine đã tăng lên đáng kể. Hiện kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt khoảng 2,4 tỷ USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ukraine chủ yếu là là hải sản, dệt may, giày dép, mũ, thủ công mỹ nghệ...
Tổng quan thị trường thủy sản Ucraina
Tính đến đầu năm nay, vốn đầu tư của Ukraine vào Việt Nam gần 400 triệu USD, hết năm nay con số này có thể sẽ lên tới 600 triệu USD. Hiện, Ukraine có 12 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 27 triệu USD, đứng thứ 60 trong số 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Ông Oleksiy Shovkoplias, Đại sứ Ukraine tại Việt Nam cho biết: “Dù thực tế hiện nay Ukraine và Việt Nam có khoảng cách địa lý cách xa nhau, nhưng với doanh nghiệp Ukraine, Việt Nam vẫn là đối tác ổn định, tin cậy. Năm 2012 doanh thu chung về hàng hóa và dịch vụ của hai nước đạt 456 triệu USD, 2011 là 324,5 triệu USD, tăng hơn 131,5 triệu USD, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 320 triệu USD, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 324 triệu USD, tăng 50%”.

Qui mô, cấu trúc và xu hướng thị trường
Năm 2006, nhập khẩu thuỷ sản của Ucraina chiếm trên 65% với 314.000 tấn cá và 18.000 tấn thuỷ sản khác. Trong khi đó, sản lượng khai thác của Ucraina đạt thấp và ngày càng giảm do phạm vi khai thác hạn chế. Ngoài ra, một số loài thuỷ sản khai thác quen thuộc với người dân thì lại có chất lượng thấp và thường không thích hợp cho chế biến. Những yếu tố này khiến Ucraina ngày càng phụ thuộc vào nguồn thuỷ sản nhập khẩu.
Phương thức này sẽ tiếp tục kéo dài trong vài năm tới do qui trình chứng nhận vệ sinh mất nhiều thời gian và sự dè dặt của người tiêu dùng ở Ucraina trong việc chi trả cho các sản phẩm thủy sản có giá quá cao. Tuy nhiên, dự kiến 1-2 năm tới, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản cao cấp sẽ tăng bởi những người có thu nhập cao tăng lên và họ sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm này.
Nhiều nhà nhập khẩu Ucraina đang đầu tư nâng cấp hệ thống kho lạnh do vậy doanh số bán thuỷ sản tại các khu đô thị lớn sẽ bình ổn hơn trong một vài năm tới.
Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược thâm nhập thị trường duy nhất có thể áp dụng đối với các nhà cung cấp mới là liên hệ và hợp tác với một nhà nhập khẩu Ucraina. Đây là chiến lược mà tất cả các nhà cung cấp Châu Âu và Châu Mỹ đều áp dụng. Các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò rất quan trọng ở Ucraina. Các thủ tục nhập khẩu rất rườm rà và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu liên hệ với một nhà nhập khẩu, họ sẽ có trách nhiệm giải quyết mọi thủ tục hậu cần, vận chuyển và phân phối trong nước.

Tiêu thụ
Từ giữa những năm 90, Ucraina chỉ nhập khẩu các loại cá song và cá trích rẻ tiền. Tiêu thụ thuỷ sản đã giảm mạnh từ 18 kg vào cuối những năm 80 xuống còn 3,5 kg năm 1994. Tuy nhiên, tiêu thụ thuỷ sản của Ucraina đang dần tăng lên.
75% thủy sản nhập khẩu của Ucraina là để chế biến, trong đó chủ yếu là các loài cá đáy nhập khẩu như cá trích, cá sòng và cá sácđin. 10% tiêu thụ nội địa với các loài phổ biến như cá minh thái và các loài cá tuyết.
Mặc dù có sự chuyển dịch thị trường sang các sản phẩm chất lượng cao nhưng hiện nay, Ucraina vẫn tiếp tục nhập khẩu các loại cá trích giá rẻ, surimi và một số loài “bình dân” khác.


Cơ chế thương mại và tiếp cận thị trường
Rào cản thuế quan: 
+ Thuế môn bài đối với hàng hóa nhập khẩu: nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách hoặc bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Mức thuế môn bài giữa Việt Nam và Ucraina thường không cao và không hạn chế được nhiều việc xuất nhập khẩu giữa 2 nước.

Các rào cản phi thuế quan : 
Trong khi môi trường kinh doanh đang được cải thiện ở Nga và Ukraine, thì một số hàng rào phi thuế quan vẫn còn cản trở hoạt động thương mại và đầu tư.
+ Hệ thống cấp phép- các giấy phép về xuất nhập khẩu, giấy phép về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn sản phẩm… của Ucraina rất phức tạp và gây trở ngại cho doanh nghiệp.
+ Hệ thống hải quan thường gây khó khăn trong việc kiểm tra hàng hóa và chậm trễ trong việc kiểm tra, doanh nghiệp thường mất nhiều chi phí để thông quan.

Hạn ngạch nhập khẩu: 
- Thông thường, hạn ngạch nhập khẩu ngăn chặn hiệu quả hơn hoạt động thương mại quốc tế thông qua thuế quan. Mặc dù thuế cao nhưng một số mặt hàng vẫn được nhập khẩu với số lượng tương đối lớn. Một số mặt hàng hạn chế hạn ngạch của Ucraina là rượu, cây mía nguyên liệu, vàng, bạc….
+ Việt Nam chưa có mặt hànng nào xuất khẩu năm 2010 cần phải có hạn ngạch sang Ucraina

Chống bán phá giá và đối kháng(antisubsidiarnye - được sử dụng để bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu được trợ cấp) và hàng rào bảo vệ - được thiết lập trong quan hệ với tất cả các nước xuất khẩu có sản phẩm cạnh tranh trong một thời gian không quá 4 năm) : thuế được xác định theo nhóm, như các công cụ của chính sách thương mại kết hợp các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thực tế, mức thuế suất này ( trừ thuế suất bảo hộ) được quy định cho từng trường hợp riêng biệt, đối với một mặt hàng các đối tượng khác nhau vẫn chịu các mức thuế khác nhau ( phân biệt theo đối tượng: cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp quốc doanh, tập đoàn..). Thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó áp dụng các mức thuế khác nhau đối với các nước phát triển và đang phát triển.
Ucraina có Uỷ ban về Thực tiễn chống bán phá giá
Ngày 25.07.2006 Hải quan của Ucraina có thông tư về các biện pháp chống bán phá giá
Ucraina áp dụng các biện pháp chống bán phá giá vào việc xuất khẩu điện cho Bulgaria, Moldova, Ba Lan, Romania, Tiếng Slovak Republic, Cộng hòa Séc và Hungary.
Ucraina có Thông tư bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu bán phá giá từ các nước thứ ba không phải là thành viênCộng đồng Châu Âu. Hiệp định này áp dụng cho Việt Nam.

Tự nguyện hạn chế xuất khẩu (DEO)
- là một hình thức tương đối mới rào cản thương mại. Chủ yếu được sử dụng trong quy chế của chính sách thương mại Hoa Kỳ. Có sự thỏa thuận dài hạn của nước nhập khẩu với các nước cung cấp, thuốc thuỷ sản xác định số lượng vật tư, giá các sản phẩm cung cấp. DEO là tính năng mà các nước cung cấp hàng tự chấp nhận những hạn chế, như một quy luật. Ucraina chưa áp dụng hình thức rào cản này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét