Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Quản lí thiết bị chăn nuôi vào mùa nóng

Đặc biệt, vào những tháng cao điểm nắng nóng, nái và đực sinh sản bị stress nhiệt nặng, thuốc thuỷ sản thiên quân ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất sinh sản. Vì vậy, cần chuẩn bị trước các biện pháp phòng chống stress nhiệt cho nái và đực sinh sản.
1. Quản lý thiết bị, môi trường theo từng giai đoạn nuôi
1.1 Chuồng nuôi lợn công nghiệp
Ưu điểm: Giảm công lao động, tăng năng suất lao động; hạn chế bệnh tật; quản lý tốt đàn lợn; tiết kiệm diện tích.
Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao, có thể làm chậm sự sinh trưởng, phát dục và tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ thụ thai ở nái hậu bị thấp hơn, ảnh hưởng đến quyền vật nuôi.

1.2 Chuồng nuôi lợn nái
Thuận tiện cho lợn nái và lợn con, duy trì vệ sinh tốt, thuốc thú y thiên quân lợn con bú dễ dàng; khu vực cho lợn con nằm tối thiểu là 1 m2; khu vực lợn nái nằm phải mát (18 - 22 độ C);
Cũi lợn nái dài ít nhất 2 m, rộng 60 – 70 cm, cao 1 – 1,2 m; 1 ô nái đẻ rộng 1,6 – 2,0 m, dài 2,2 – 2,4 m; có núm uống riêng cho lợn nái và lợn con.
Cũi lợn nái đẻ: Sử dụng sắt tròn, ống n­ước Ø34 để uốn khung. Có thể dùng gỗ để đóng cũi lợn nái đẻ.
Nền bê tông hoặc sàn bê tông đục lỗ; sàn sắt, gang hoặc bằng nhựa với các khe hở rộng khoảng 0,8 - 1 cm.
Thành chuồng (tấm ngăn): Thành chuồng phải đảm bảo chiều cao 0,5 – 0,6 m. Có thể làm bằng sắt với các chấn song có khoảng cách 5 cm hoặc có thể làm bằng một số vật liệu khác như­ tấm nhựa hoặc gỗ.
1.3 Chuồng nái chờ phối
Kích th­ước ô nái chửa và chờ phối: Rộng 0,65 – 0,70 m; Cao 1 – 1,1 m; Dài 2,2 – 2,4 m.
Nền chuồng phải đảm bảo vững chắc, tránh trơn tr­ượt
Máng ăn: Máng ăn riêng biệt cho từng ô hoặc sử dụng máng dài chung cho cả dãy chuồng.
N­ước uống: Vòi uống tự động ở từng ô hoặc bơm n­ước cho tất cả uống chung ở máng dài
Vật liệu làm chuồng:
Khung cũi: Dùng sắt đặc Ø16 hoặc ống nư­ớc Ø21 hoặc Ø34
Nền chuồng: Nền chuồng cho lợn nái chửa và chờ phối có thể làm nền đổ bê tông hoặc lát gạch với độ dốc đảm bảo từ 2 – 3%.
Với những trang trại có điều kiện đầu tư­ thì có thể làm nền với toàn bộ hoặc 1/3 phía sau là tấm đan bê tông có khe rộng 2 – 2,5 cm, làm theo cách này thì chuồng trại sẽ khô ráo, thuốc thú y thiên quân sạch sẽ hơn và giảm công dọn dẹp.
1.4 Chuồng lợn đực
Lợn đực có đặc điểm thần kinh luôn hưng phấn do đó chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo chắc chắn.
Chất lượng tinh dịch của lợn đực bị ảnh hưởng khá lớn khi nhiệt độ môi trường cao, vì vậy chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo thoáng mát. Nhiệt độ thích hợp cho lợn đực là từ 16 – 20 độ C.
Chuồng lợn đực được bố trí sát ngay với khu vực nhốt lợn nái hậu bị và nái chờ phối.
Diện tích chuồng:
- Nếu chuồng chỉ sử dụng để nhốt đực thì kích thước thường là 2 x 2 m.
- Nếu sử dụng chuồng lợn đực làm nơi phối giống hoặc khai thác tinh thì kích thước cần thiết tối thiểu là 10 m2 với kích thước chiều ngắn nhất không được dưới 2,5 m
Vách ngăn: Chiều cao vách ngăn cho chuồng lợn đực từ 1,3 – 1,5 m với chấn song bố trí theo chiều dọc và được hàn chắc chắn.
Nền chuồng: Có thể là nền bê tông đặc hoặc nền bằng tấm đan bê tông có lỗ, mặt nền phải chắn chắn, tránh trơn trượt vì sẽ ảnh hưởng đến chân, móng của lợn đực. Với sàn bê tông đặc, độ dốc cần thiết là từ 2 – 3%.
Vòi uống nước tự động được bố trí cách mặt sàn từ 80 – 90 cm.
2. Chuồng lợn con sau cai sữa
Được sử dụng cho lợn con từ sau cai sữa đến khi 60 – 70 ngày tuổi.
Lợn con sau cai sữa cần được sống trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ, có điều kiện nhiệt độ cũng như­ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.
Nhiệt độ chuồng nuôi phải đảm bảo 28 – 20 độ C.
Sàn chuồng lợn sau cai sữa có thể dùng tấm nhựa, sắt, tấm đan bê tông hoặc gỗ.
Chiều dài máng ăn 20 cm/con. Máng có thể làm bằng tôn hoặc nhựa PVC.
Diện tích chuồng 0,35 m2/con với loại chuồng có sàn lỗ hoặc 0,5 m2/con đối với loại chuồng nền.
Chiều cao thành chuồng từ 0,6 – 0,7 m.
Vòi uống nước từ động được bố trí ở cuối chuồng, cách xa máng ăn và có chiều cao cách sàn khoảng 25 cm.
Kích thước mỗi ô chuồng phụ thuộc vào quy mô trang trại, số con nhốt/ô và trọng lượng xuất chuồng. Nên bố trí chuồng hình chữ nhật với tỷ lệ dài/rộng là 2/1 hoặc 3/1.
Nền chuồng có thể là nền bê tông đặc với độ dốc 3 – 5%, sàn bê tông có lỗ hoặc kết hợp cả 2 dạng trên.
Trong chuồng nên chia làm 2 khu vực: Khu vực để ăn ngủ và khu vực vệ sinh. Nên thiết lập bậc xuống từ 3 – 5 cm giữa khu vực ngủ và khu vực vệ sinh. Tạo cho lợn có thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.
Máng ăn cho lợn được đặt trong vùng ngủ còn vòi uống nước được đặt ở khu vực vệ sinh. Vách ngăn có chiều cao 80 cm, có thể xây bằng gạch hoặc dùng các tấm ngăn với các chấn song sắt.
Trại heo thịt: trại heo thịt là trại lớn và có số lượng nhiều nhất trong trang trại nuôi heo. Việc quản lý nhiệt độ chuồng trại phải tùy thuộc vào trọng lượng.

- Nhiệt độ nuôi thích hợp là từ 18~240C. Nhưng khi mới chuyển heo từ trại cai sữa sang để giảm stress nên điều chỉnh nhiệt độ nuôi là 240C.
- Để giảm thân nhiệt heo thịt vào mùa nóng cần sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, quay bạt để tạo độ thông thoáng.
- Đặc biệt sử dụng các biện pháp như phun sương, màn che nắng để mang lại hiệu quả làm mát.
- Nếu trại thịt nuôi với mật độ quá cao thì sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Cần duy trì mật độ nuôi thích hợp (1m2/ con).
- Chú ý quản lý các thiết bị cung cấp nước cho heo. Tránh trường hợp heo đùa giỡn làm hư hệ thống nước khiến môi trường nuôi bị ảnh hưởng.
3. Một số biện pháp quản lý khác
- Cần chú ý sử dụng các thiết bị làm mát vào thời điểm nóng nhất trong ngày (13 giờ ~17 giờ).
- Có thể lắp các màn che để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào trại. Nhưng việc lắp màng che không được cản trở không khí lưu thông.
- Sử dụng các vòi xịt cao áp sát trùng chuồng trại ngày 1~2 lần. Ngoài hiệu quả sát trùng, việc này có thể giúp giảm nhiệt độ chuồng trại.
- Ngoài ra, cần xây dựng chuồng trại với các vật liệu giúp ngăn chặn bức xạ nhiệt. Nếu có các vật liệu cách nhiệt này sẽ giúp trại giảm tình trạng tăng nhiệt độ. Nếu trại xây dựng không phù hợp, cho dù có các thiết bị làm mát thì hiệu quả cũng sẽ không cao.
Kết luận: Như đã nói ở phần trên thì việc thông thoáng khí chuồng trại, phòng chống nóng, thuốc thuỷ sản thú y thiên quân quản lý các thiết bị cung cấp cám và nước có liên quan chặt chẽ với việc quản lý môi trường nuôi. Chính vì vậy, các giải pháp chống nóng cần phải đồng bộ để hiệu quả mang lại mới cao nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét